Địa chỉ : 52 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Mở cửa: 8:00 - 20:00 (Tất cả các ngày trong tuần, cả ngày nghỉ lễ)

Cơ sở khám phụ khoa

“ Uy Tín Hàng Đầu Hà Nội ”

Tư vấn miễn phí:

0888.069.990
*Làm việc tất cả các ngày trong tuần

Chuyên gia chia sẻ thông tin A-Z về rối loạn kinh nguyệt 

  • Tham vấn y khoa: BS Phạm Thị Minh Trang
  • Đánh giá:
  • Chia sẻ:

Bạn lo lắng mình có thể đang bị Bệnh phụ khoa

Dành 1 phút thực hiện bài test này, chúng tôi sẽ giải đáp lo lắng của bạn !

01/07 Chu kỳ kinh nguyệt của bạn thế nào?

02/07 Bạn thấy khí hư có triệu chứng bất thường không?

03/07 Những biểu hiện lạ tại vị trí cơ quan sinh dục mà bạn gặp phải?

04/07 Khi quan hệ, bạn có thấy dấu hiệu bất thường không

05/07 Vùng kín của bạn có bị nổi mụn không?

06/07 Bạn có dấu hiệu bất thường về đường tiểu không?

07/07 Các dấu hiệu khác

Nếu không muốn chờ lâu, vui lòng click "Giải đáp trưc tuyến" để biết kết quả

  • TIN MỚI CẬP NHẬT: Hiện phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi đang có chương trình ưu đãi dành cho bệnh nhân có mã số đăng ký đặt hẹn khám trước:
  • 100.000 đồng phí khám ban đầu và tư vấn sức khỏe với chuyên gia đầu ngành hơn 30 năm kinh nghiệm.
  • phí thủ thuật
  • phí điều trị
  • Ưu đãi chỉ áp dụng cho bệnh nhân có mã số đặt hẹn khám qua website Tại đây hoặc hotline .
  • ( Bệnh nhân không có mã số hẹn khám sẽ phải thanh toán mức chi phí gốc )

Người phụ nữ được tạo hóa ban tặng cho khả năng làm mẹ và chu kỳ kinh nguyệt chính là biểu hiện rõ nhất thiên chức đó. Kinh nguyệt là một quá trình sinh lý rất phúc tạp và chỉ xuất hiện ở phụ nữ khi bước vào tuổi dậy thì, biến mất khi ở độ tuổi ngoài 50.

Mọi phụ nữ đều có kinh nguyệt, những những kiến thức về vấn đề này không phải ai cũng thực sự hiểu rõ. Chủ động tìm hiểu và nhận biết những biểu hiện bất thường của chu kỳ kinh nguyệt là cách tốt nhất để chị em bảo vệ sức khỏe sinh sản của chính mình.

Chuyên gia chia sẻ thông tin A-Z về rối loạn kinh nguyệt 

Chu kỳ kinh nguyệt hình thành như thế nào?

Kinh nguyệt là cột mốc rất quan trọng đánh dấu sự trưởng thành về mặt thể chất, cơ thể từ bé gái sang thiếu nữ (còn gọi là tuổi dậy thì). Độ tuổi thông thường có kinh nguyệt từ 8 – 16 tuổi, kéo dài đến khi mãn kinh và có tính chất lặp lại hàng tháng theo chu kỳ 21 – 35 ngày, kéo dài 2 – 7 ngày.

* Chu kỳ kinh nguyệt được hình thành qua 4 giai đoạn như sau:

– 1. Giai đoạn hình thành nang trứng (còn gọi là giai đoạn tăng sinh): Các nang trứng trong buồng trứng bắt đầu phát triển, kích thích quá trình sản xuất estrogen và progesterone làm lớp niêm mạc tử cung dày dần lên.

– 2. Giai đoạn rụng trứng: Hormone Luteninizing được tiết ra khiến nồng độ estrogen bị đẩy lên mức cao nhất, kích thích các nang trứng phát triển vượt trội vỡ ra và bị đẩy vào ống dẫn trứng.

– 3. Giai đoạn hoàng thể: Các nang trứng sau khi vỡ sẽ phát triển thành một hoàng thể. Chúng sẽ tiết ra progesterone và estrogen nhằm:

  • Làm tử cung và nội mạc tử cung dày lên, chuẩn bị cho quá trình mang thai.
  • Ức chế việc sản xuất hormone ở tuyến yên, ngăn chặn sự phát triển đồng loạt của các nang trứng khác.

– 4. Giai đoạn kinh nguyệt:

  • Nếu giai đoạn hoàng thể gặp được tinh trùng sẽ thụ thai tại nội mạc tử cung, cơ thể đồng thời sẽ tiết hormone để duy trì sự phát triển của hoàng thể thành thai nhi.
  • Nếu không xảy ra quá trình thụ thai, hoàng thể sẽ bị thoái hóa, đồng thời nồng độ progesterone và estrogen đột ngột giảm xuống khiến hoàng thể và nội mạc tử cung không được nuôi dưỡng sẽ bị bong ra, tử cung co bóp và đẩy toàn bộ ra khỏi cơ thể qua ngả âm đạo. Đó chính là kinh nguyệt (hành kinh).

Thời gian để hoàn tất quá trình này kéo dài từ 2 – 7 ngày, tùy cơ địa từng người.

5 Dạng rối loạn kinh nguyệt hay gặp ở nữ giới

Nếu gặp phải một hoặc nhiều tình huống sau, có thể chị em đang bị rối loạn kinh nguyệt.

1. Rong kinh

Hiện tượng chảy máu kinh nguyệt được xem là nặng (rong kinh) nếu cản trở các hoạt động sinh hoạt hàng ngày và công việc. Thông thường, lượng máu mất ở mỗi kỳ kinh khoảng 50-150ml. Nếu chị em mất nhiều máu, gấp 10-25 lần lượng máu thông thường ở mỗi kỳ kinh, hoặc phải thay băng vệ sinh liên tục mỗi giờ thay vì 3-4 lần mỗi ngày, đó là hiện tượng rong kinh.

Ước tính cứ 5 người phụ nữ sẽ có 1 người bị rong kinh trong kỳ kinh nguyệt khiến họ phải tạm dừng các hoạt động sinh hoạt và công việc hàng ngày chỉ để đối phó với lượng máu kinh ra quá nhiều.

Rong kinh khiến chị em phải thay nhiều băng vệ sinh liên tục mỗi giờ, ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt và công việc thường ngày

Hiện tượng rong kinh có thể xuất hiện ở các giai đoạn khác nhau trong cuộc đời của người phụ nữ, có thể xuất hiện ở những năm tuổi thiếu niên khi nữ giới bắt đầu có kinh nguyệt, hoặc vào những năm 40-50 tuổi khi phụ nữ bước sang tuổi tiền mãn kinh.

Ngoài ra, rong kinh còn xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác như:

  • Mất cân bằng nội tiết tố (hormone) trong cơ thể.
  • Nhiễm trùng âm đạo.
  • Viêm cổ tử cung.
  • U xơ tử cung.
  • Biến chứng từ việc đặt vòng tránh thai.
  • Suy giáp (do tuyến giáp hoạt động yếu kém).
  • Sự thay đổi trong chế độ ăn uống hoặc tập luyện thể dục thể thao.

“Bất kỳ tình huống rong kinh nào đều cần được thăm khám, kiểm tra tìm nguyên nhân để có hướng can thiệp xử trí kịp thời, tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra”, bác sĩ Hoàng Duy nhấn mạnh.

2. Vô kinh

Một số chị em có thể gặp tình huống ngược lại rong kinh, đó là hoàn toàn không có kinh nguyệt, gọi là vô kinh hoặc mất kinh. Tình trạng vô kinh được xem là bình thường trước tuổi dậy thì, đang mang thai và sau khi mãn kinh. Nếu chị em không có kinh nguyệt hàng tháng và không thuộc 3 nhóm kể trên, chị em nên thăm khám ngay để được bác sĩ tư vấn giải pháp can thiệp phù hợp.

Có 2 loại vô kinh, gồm:

  • Vô kinh nguyên phát: trường hợp nữ giới đã bước sang tuổi 16 nhưng vẫn chưa có kinh nguyệt. Nguyên nhân bởi những bất thường trong hệ thống nội tiết, các vấn đề ở buồng trứng, vùng dưới đồi hoặc bất thường về gen.
  • Vô kinh thứ phát: trường hợp nữ giới có kinh nguyệt đều đặn nhưng đột ngột mất kinh trong 3 tháng hoặc lâu hơn. Nguyên nhân có thể do ảnh hưởng của nồng độ Estrogen trong cơ thể, vấn đề tuyến yên, tuyến giáp, bệnh lý u nang buồng trứng hoặc đã phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng.

3. Đau bụng kinh

Hầu hết phụ nữ đều từng bị đau bụng kinh trước hoặc trong kỳ kinh nguyệt vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời. Ở một số người, triệu chứng đau bụng kinh xảy ra nhẹ nhàng ở mỗi tháng. Tuy nhiên, nếu tình trạng trạng đau đớn và kéo dài gọi là thống kinh, chị em cần tham vấn ý kiến bác sĩ để được chăm sóc sức khỏe đúng cách.

Chị em có thể gặp những cơn đau bụng kinh nguyệt như chuột rút là do tử cung co thắt dưới sự kích hoạt của Prostaglandin – một chất giống như hormone được sản xuất bởi các tế bào niêm mạc tử cung và lưu thông trong máu. Khi bị thống kinh, chị em có thể có cảm giác tiêu chảy hoặc muốn ngất xỉu, người trở nên nhợt nhạt và đổ nhiều mồ hôi bởi Prostaglandin làm tăng tốc độ co bóp tử cung, làm giãn mạch máu, hạ huyết áp và chóng mặt.

Nếu bị đau bụng kinh dữ dội, chị em cần thăm khám ngay để được bác sĩ hướng dẫn giảm đau đúng cách

4. Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS)

Các triệu chứng tiền kinh nguyệt thường xuất hiện khoảng 5-7 ngày trước khi kỳ kinh nguyệt bắt đầu, và biến mất ngay khi kỳ kinh nguyệt bắt đầu hoặc ngay sau đó. Một số chị em phải trải qua một loạt các triệu chứng về thể chất và cảm xúc, trong khi một số khác lại gặp ít triệu chứng hoặc thậm chí không gặp triệu chứng gì. Một khảo sát cho kết quả khoảng 30-40% phụ nữ có thể gặp phải các triệu chứng tiền kinh nguyệt nặng nề, gây ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt và công việc hàng ngày.

Các triệu chứng tiền kinh nguyệt về mặt thể chất gồm có:

  • Đầy bụng;
  • Căng, sưng và tức ngực;
  • Nhức đầu;
  • Táo bón.

Các triệu chứng tiền kinh nguyệt về mặt cảm xúc gồm có:

  • Dễ tức giận và cáu gắt;
  • Lo lắng và bối rối;
  • Căng thẳng, tâm trạng thất thường;
  • Không có khả năng tập trung;
  • Trầm cảm.

Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) gây ra bởi sự tăng và giảm nồng độ Estrogen và Progesterone trong cơ thể, ảnh hưởng đến các chất có trong não, chẳng hạn như Serotonin – một chất có khả năng ảnh hưởng mạnh đến tâm trạng và cảm xúc.

Hiện nay vẫn chưa rõ nguyên nhân tại sao một số phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt lại phát triển hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) hoặc rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (PMDD – một dạng nặng nhất của PMS), trong khi một số khác lại không. Một số nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng những trường hợp này có sự nhạy cảm hơn khi có sự thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể.

5. Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (PMDD)

Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (PMDD) là một dạng nghiêm trọng nhất của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS). Khoảng 3-8% phụ nữ trải qua các triệu chứng PMDD cho biết điều này ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng sống của họ.

Các triệu chứng phổ biến nhất của rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (PMDD) là dễ cáu gắt, lo lắng và tâm trạng thay đổi thất thường. Phụ nữ có tiền sử trầm cảm, bị trầm cảm sau sinh hoặc rối loạn cảm xúc có nguy cơ bị rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt cao hơn những người phụ nữ khác.

Đâu là nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt

Tình trạng rối loạn kinh nguyệt xảy ra ở nhiều người, nhưng không phải ai cũng biết được nguyên nhân, hay không phải lúc nào cũng do một nguyên nhân duy nhất. Dưới đây là một số nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt thường gặp

Ảnh hưởng của nội tiết tố

  • Mỗi giai đoạn của người phụ nữ đều ảnh hưởng đến sự cân bằng nội tiết tố bao gồm tuổi dậy thì, mãn kinh, mang thai, sinh con, và cho con bú sẽ làm ảnh hưởng đến kinh nguyệt.
  • Trong tuổi dậy thì, cơ thể trải qua những thay đổi lớn. Có thể mất vài năm để estrogen và progesterone đạt được sự cân bằng và thời gian bất thường của chu kỳ kinh nguyệt phổ biến tại thời điểm này.
  • Giai đoạn tiền mãn kinh, buồng trứng suy giảm, các nội tiết tố nữ thay đổi làm chu kỳ và lượng máu kinh thay đổi.
  • Thời kỳ mãn kinh tính từ 12 tháng kể từ thời kỳ kinh nguyệt cuối cùng của người phụ nữ. Sau thời kỳ mãn kinh, chị em phụ nữ sẽ không còn những chu kỳ kinh.
  • Trong thời gian mang thai, kinh nguyệt chấm dứt.
  • Hầu hết phụ nữ không có kinh trong khi cho con bú.

Nguyên nhân thực thể:

  • Thai nghén bất thường: Chửa ngoài tử cungdọa sảy thai.
  • Tổn thương thực thể của cổ tử cung – polyp cổ tử cung – Polyp buồng tử cung – u xơ tử cungquá sản nội mạc tử cung, ung thư niêm mạc tử cung, ung thư cổ tử cung, buồng trứng đa nang
  • U tuyến yên, bệnh lý tuyến giáp, tiểu đường.
  • Nhiễm khuẩn: viêm nhiễm đường sinh dục, viêm niêm mạc tử cung.

Thay đổi điều kiện sống, thói quen sinh hoạt:

Kinh nguyệt do cơ chế nội tiết – thần kinh điều chỉnh nên khi thay đổi môi trường sống như chuyển vùng, thay đổi công việc, bị áp lực học, gia đình hoặc công việc làm cho người phụ nữ chán nản hay buồn rầu cũng làm rối loạn kinh nguyệt.

  • Chế độ dinh dưỡng: Thay đổi chế độ ăn uống, tăng cân hoặc giảm cân quá mức cũng làm rối loạn kinh nguyệt.
  • Vận động quá mức: Cũng làm tăng lượng kinh và kéo dài ngày thấy kinh.
  • Một số thuốc gây rối loạn kinh nguyệt, đặc biệt là thuốc tránh thai, thuốc điều trị tiểu đường, cao huyết áp.

Rối loạn kinh nguyệt có thai được không?

Để có thai tự nhiên, các cặp đôi phải đáp ứng đầy đủ và cùng lúc 3 điều kiện sau:

  • Nữ giới cần có noãn (trứng trưởng thành rụng theo chu kỳ hàng tháng) – Nam giới có tinh trùng khỏe mạnh.
  • Cơ quan sinh sản của cả hai khỏe mạnh, bình thường về cấu trúc và chức năng hoạt động.
  • Thời điểm quan hệ đúng vào thời điểm rụng trứng (trước hoặc sau 2 ngày) giúp tinh trùng có cơ hội tiếp cận trứng.

Do đó, khi chu kỳ kinh nguyệt của bạn không đều, tức là xác xuất trứng rụng để gặp được tinh trùng sẽ giảm hơn rất nhiều (chỉ còn 3 – 4 lần, thay vì 12 lần/ năm như bình thường). Điều này đồng nghĩa với việc: bạn vẫn có thể có con nhưng khả năng thấp do trứng ít rụng hoặc môi trường tử cung của bạn đang có vấn đề và không thuận lợi cho quá trình thụ thai.

Rối loạn kinh nguyệt nguy hiểm không?

Nhiều chị em bị rối loạn kinh nguyệt thắc mắc tình trạng này có nguy hiểm không. Các chuyên gia cho biết, kinh nguyệt là một trong những thước đo thể hiện sự hoạt động bình thường của các cơ quan sinh sản ở phụ nữ, bất kỳ tình huống nào đều tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thụ thai và mang thai của phụ nữ.

Bên cạnh đó, tình trạng rối loạn kinh nguyệt diễn ra thường xuyên và kéo dài có thể dẫn đến nhiều nguy hiểm khác, trong đó phải kể đến:

  • 1. Thiếu máu: Lượng kinh ra nhiều và kéo dài sẽ dẫn đến thiếu máu, chóng mặt, mệt mỏi, da xanh xao, tim loạn nhịp, thở gấp,…trường hợp nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thậm chí tính mạng của bạn.
  • 2. Nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa: Chu kỳ kinh kéo dài không chỉ gây bất tiện cho sinh hoạt hàng ngày mà còn là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn dễ dàng phát triển gây những bệnh viêm nhiễm “vùng kín” ( viêm âm đạo, u màng trong tử cung, viêm buồng trứng,…).
  • 3. Nguy cơ vô sinh: Bạn có thể khó mang thai hơn nếu bạn có chu kỳ bất thường vì thời điểm rụng trứng không thường xuyên, hoặc do viêm nhiễm gây tắc vòi tử cung.
  • 4. Ảnh hưởng đến sinh hoạt tình dục: Các nghiên cứu khoa học cho thấy quan hệ tình dục vào những ngày “đèn đỏ” có thể làm tăng nguy cơ gây nên các bệnh phụ khoa. Do đó rối loạn kinh nguyệt phần nào đó khiến những cuộc “yêu” của bạn cũng trở nên thất thường hơn.
  • 5. Ảnh hưởng đến nhan sắc phụ nữ: Estrogen và Progesteron chính là 2 hocmon đóng vai trò cội nguồn sắc đẹp của phái nữ. Do đó, việc rối loạn các hormone này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhan sắc, sự tươi trẻ của phái đẹp, làm khí huyết lưu thông kém khiến da kém mịn màng, khiến chị em dễ cáu gắt, nóng tính,… Không chỉ vậy, rối loạn kinh nguyệt còn khiến nhiều chị em lo lắng, căng thẳng, mất tự tin, khiến chất lượng cuộc sống bị suy giảm đáng kể.
  • 6. Bệnh lý nguy hiểm: Một số trường hợp rối loạn kinh nguyệt là biểu hiện những bệnh lý như chửa ngoài tử cung, ung thư niêm mạc tử cung,… sẽ rất nguy hiểm nếu bạn đi khám muộn.

Phương pháp chẩn đoán rối loạn kinh nguyệt là gì

Để đưa ra chẩn đoán và tìm nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt, bác sĩ sẽ xem xét bệnh sử, thăm khám ban đầu gồm khám phụ khoa và thực hiện xét nghiệm PAP. Chị em nên ghi lại và thông báo cho bác sĩ đầy đủ những thông tin về kỳ kinh nguyệt của mình, gồm ngày bắt đầu và ngày kết thúc kỳ kinh, lượng máu kinh và các triệu chứng gặp phải.

Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ chỉ định riêng. Một số trường hợp có thể cần thực hiện thêm một vài xét nghiệm bổ sung để gia tăng kết quả chẩn đoán như:

  • Xét nghiệm máu.
  • Xét nghiệm nội tiết tố.
  • Siêu âm.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI).
  • Nội soi buồng tử cung.
  • Sinh thiết nội mạc tử cung.
  • Nội soi ổ bụng.

Rối loạn kinh nguyệt điều trị như thế nào?

Rối loạn kinh nguyệt phần lớn xuất phát từ bệnh lý và bạn nên đến các cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và điều trị nhanh chóng, đúng cách.

– Đối với các bệnh lý liên quan đến viêm nhiễm hoặc nội tiết tố sẽ được điều trị bằng phương pháp nội khoa thông qua các loại thuốc dạng uống có tác dụng:

  • Giải quyết tình trạng viêm nhiễm, ức chế, tiêu diệt các loại virus, vi khuẩn gây bệnh.
  • Nâng cao sức đề kháng tự thân của cơ thể, cân bằng cân bằng hormone sinh dục nữ, kích thích tử cung hoạt động bình thường.
  • Làm gia tăng sản xuất tế bào bạch cầu giúp kháng viêm, giảm nhiễm trùng, giảm thiểu nguy cơ mắc nhiều bệnh viêm nhiễm phụ khoa,…. giúp kinh nguyệt ổn định và tăng khả năng thụ thai ở nữ giới.

– Phương pháp ngoại khoa là chỉ định cần thiết trong các trường hợp nữ giới bị rối loạn kinh nguyệt do hội chứng đa nang buồng trứng, u xơ tử cung,….kích thích phóng noãn giúp chu kỳ kinh nguyệt của chị em sớm trở lại bình thường.

* Bên cạnh đó, chị em cần lưu ý thực hiện những điều sau đây:

  • Luôn chú ý đến chế độ dinh dưỡng, ăn cân bằng các nhóm thực phẩm, vận động hợp lý ít nhất 30 phút/ ngày giúp cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai, nhờ đó các hormone nội tiết được sản xuất nhiều và đều đặn hơn.
  • Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách, nên thay băng vệ sinh thường xuyên (2 – 3 tiếng/ lần), không thụt rửa âm đạo quá sâu bằng các dung dịch có tính sát khuẩn mạnh,…dễ gây viêm nhiễm hoặc viêm nhiễm lan sâu hơn vào cơ quan sinh sản bên trong.
  • Thường xuyên theo dõi những biểu hiện bất thường của chu kỳ kinh nguyệt, nếu rối loạn kinh nguyệt trong vòng 3 tháng liên tiếp, hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị dứt điểm theo nguyên nhân gây bệnh.
  • Chu kỳ kinh nguyệt có biểu hiện bất thường cũng là dấu hiệu cảnh báo của cơ thể giúp chị em nhận biết có trục trặc đang xảy ra bên trong. Đừng ngần ngại đi khám phụ khoa định kỳ hoặc tham khảo ý kiến chuyên môn từ bác sĩ để bảo vệ sức khỏe sinh sản của chính mình.

Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi – Địa chỉ khám và điều trị bệnh phụ khoa an toàn tại Hà Nội?

Nếu đang băn khoăn địa chỉ khám phụ khoa cũng như can thiệp sớm tình trạng rối loạn kinh nguyệt, chị em có thể tham khảo ngay dịch vụ y tế tại Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi hiện nay.

Phòng khám là cơ sở khám và chữa bệnh uy tín tại Thủ đô, với sự đầu tư mạnh mẽ về cả nguồn nhân lực và vật lực, trong nhiều năm qua Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi đã nhận được sự tín nhiệm của đông đảo khách hàng:

– 1. Phòng khám là nơi quy tụ nhiều bác sĩ có chuyên môn cao, tay nghề giỏi và có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa. Đây cũng là địa chỉ khám và điều trị các bệnh lý phụ khoa được nhiều chị em tin tưởng. 

Bác sĩ chuyên khoa I Phụ Sản Nguyễn Thị Minh Cúc - Công tác tại Bộ Tư Lệnh Không Quân
Bác sĩ chuyên khoa I Phụ Sản Nguyễn Thị Minh Cúc - Công tác tại Bộ Tư Lệnh Không Quân
Bác Sĩ Chuyên Khoa II Nguyễn Quang Cừ – Nguyên Trưởng phòng khám Tiết niệu sinh dục Bệnh viện Việt Đức:
Bác Sĩ Chuyên Khoa II Nguyễn Quang Cừ – Nguyên Trưởng phòng khám Tiết niệu sinh dục Bệnh viện Việt Đức:
Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II – Ngoại chung, Nguyễn Bá Dương - Hội viên hội phẫu thuật ngoại khoa Việt Nam
Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II – Ngoại chung, Nguyễn Bá Dương - Hội viên hội phẫu thuật ngoại khoa Việt Nam
Bác sĩ chuyên khoa Ngoại Lê Mạnh Cường - Công tác tại Khoa khám bệnh Tổng hợp – Bệnh viện Hòe Nhai
Bác sĩ chuyên khoa Ngoại Lê Mạnh Cường - Công tác tại Khoa khám bệnh Tổng hợp – Bệnh viện Hòe Nhai
Bác sĩ chuyên khoa cấp I Đào Thanh Hóa - Nguyên trưởng phòng cấp cứu khoa ngoại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Bungari
Bác sĩ chuyên khoa cấp I Đào Thanh Hóa - Nguyên trưởng phòng cấp cứu khoa ngoại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Bungari

– 2. Toàn bộ quy trình khám chữa bệnh được thực hiện theo đúng quy định nghiêm ngặt của Sở Y tế. Các phòng ban được thiết kế khoa học, đảm bảo sạch sẽ và hạn chế khả năng lây nhiễm an toàn.

– 3. Với hệ thống máy móc, thiết bị y tế hiện đại, được nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài chắc chắn sẽ đưa ra kết quả chẩn đoán nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt một cách chính xác, từ đó là cơ sở cho các bác sĩ đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất.

Máy laser bán dẫn
Máy laser bán dẫn
Máy vật lý trị liệu bằng nhiệt HA 100
Máy vật lý trị liệu bằng nhiệt HA 100
Máy vật lý trị liệu bằng ánh sáng hồng ngoại
Máy vật lý trị liệu bằng ánh sáng hồng ngoại
Máy vật lý trị liệu tiền liệt tuyến bằng sóng ngắn
Máy vật lý trị liệu tiền liệt tuyến bằng sóng ngắn
Máy phục hồi chức năng sinh lý
Máy phục hồi chức năng sinh lý
Máy lấy tinh trùng
Máy lấy tinh trùng

– 4. Áp dụng các phương pháp chữa bệnh mới, cải tiến liên tục và mang lại hiệu quả cao, nhanh chóng.

– 5. Người bệnh được chủ động đặt lịch, hẹn khám với bác sĩ mình mong muốn. Thời gian làm việc tại phòng khám linh hoạt hàng ngày từ 8h00 – 20h00 bao gồm cả ngày nghỉ, ngày lễ, tết… nhằm đáp ứng cho nhu cầu của khách hàng, và tránh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, công việc.

– 6. Mọi chi phí đều được công khai, minh bạch. Cùng với đó là sự hướng dẫn chu đáo, nhiệt tình từ các y tá, điều dưỡng viên, giúp người bệnh cảm thấy an tâm và thoải mái trong suốt thời gian điều trị bệnh.

Gói khám ưu đãi phụ khoa
Gói khám ưu đãi phụ khoa
Gói khám ưu đãi bệnh xã hội nữ
Gói khám ưu đãi bệnh xã hội nữ
Gói khám ưu đãi nam khoa
Gói khám ưu đãi nam khoa
Gói khám ưu đãi sức khỏe sinh sản nam
Gói khám ưu đãi sức khỏe sinh sản nam
Gói khám ưu đãi bệnh xã hội nam
Gói khám ưu đãi bệnh xã hội nam

Hãy liên hệ ngay số hotline: 033 555 1280 – 024.3573.8888 của phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi để được tư vấn cụ thể

Lưu ý: "Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Việc tuân thủ tuyệt đối theo y lệnh của bác sĩ là điều rất cần thiết.
Giúp mang lại hiệu quả tối đa trong quá trình chữa trị""

Bạn có vấn đề chưa rõ cần bác sĩ giải đáp

>> Click [TƯ VẤN TRỰC TUYẾN] để bác sĩ tư vấn >> Hotline: 0888.069.990 >> Hoặc để lại số điện thoại, bác sĩ tư vấn sẽ liên hệ với bạn ngay!

Bài viết liên quan

Bị trễ kinh và đau bụng dưới bên trái là bệnh gì?

Bị trễ kinh và đau bụng dưới bên trái là bệnh gì?

Đau bụng là một trong những nguyên nhân khiến bệnh nhân nhập viện. Nguyên nhân gây ra đau bụng có thể thay đổi từ...

Bị trễ kinh uống thuốc gì cho máu ra? Gợi ý các loại thuốc an toàn

Bị trễ kinh uống thuốc gì cho máu ra? Gợi ý các loại thuốc an toàn

Khi có hiện tượng trễ kinh không đến từ việc mang thai thì cần hết sức lưu ý, nguyên nhân của tình trạng này...

Nữ giới bị rong kinh sau khi quan hệ là do đâu?

Nữ giới bị rong kinh sau khi quan hệ là do đâu?

Bị rong kinh sau khi quan hệ là vấn đề bất thường có thể xảy ra với bất cứ chị em nào và đều...

Bị mất kinh 2 tháng nhưng thử không có thai

Bị mất kinh 2 tháng nhưng thử không có thai

Hỏi: Chào bác sĩ! Tôi bị chậm kinh 2 tháng những thử không có thai, không biết nguyên nhân đến từ đâu? Mong bác...

Bị huyết trắng vón cục và ngứa là bệnh gì?

Bị huyết trắng vón cục và ngứa là bệnh gì?

Bị huyết trắng vón cục và ngứa là hiện tượng thường xảy ra ở nữ giới đang trong độ tuổi sinh sản, có thể...

Bị chậm kinh nhưng không có thai

Bị chậm kinh nhưng không có thai

Câu hỏi: “Bác sĩ ơi, cháu không hiểu tại sao 3 tháng trở lại đây cháu bị chậm kinh kéo dài, chu kỳ kinh...

Bản quyền thuộc Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi

Gia Hân đã đặt khám online

Click đặt hẹn ngay hôm nay

phút trước