Câu hỏi:
“Bác sĩ ơi, cháu không hiểu tại sao 3 tháng trở lại đây cháu bị chậm kinh kéo dài, chu kỳ kinh có khi lên tới 38 – 45 ngày. Ban đầu, cháu cũng nghĩ đến việc mình có thai, nhưng không phải. Vậy cháu phải làm sao khi bị chậm kinh nhưng không có thai? Mong bác sĩ cho cháu lời khuyên và giải pháp khắc phục? Cảm ơn Bác sĩ.”
Nguyễn Hương G (26 tuổi, Thanh Oai – Hà Nội)
Trả lời:
Chào bạn Hương G,
Hệ thống tư vấn trực tuyến Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho chúng tôi. Những vướng mắc mà bạn đang gặp phải sẽ được bác sĩ giải đáp ở ngay dưới đây.
Chậm kinh là như thế nào?
Một chu kỳ kinh nguyệt ở chị em được tính từ ngày có kinh đầu tiên trong tháng và kéo dài từ 28 đến 35 ngày, trung bình là 28 ngày, ngày có kinh kéo dài từ 3 – 7 ngày.
Do đó, nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn nằm ngoài quỹ đạo trên, thì có thể đang gặp phải vấn đề tình trạng rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Đặc biệt, nếu sau 35 ngày mà vẫn chưa có kinh thì chứng tỏ bạn đang bị chậm kinh.
Chậm kinh là hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt đến chậm hơn so với chu kỳ tháng trước khoảng vài ngày, vài tuần hoặc có khi chậm tới vài tháng. Thông thường, nếu quá 35 ngày tính từ ngày hành kinh mà vẫn chưa có kinh nguyệt thì gọi là chậm kinh.
Chị em bị chậm kinh nhưng không có thai vì sao?
Nhiều chị em cho rằng cứ chậm kinh là dấu hiệu của việc mang thai sớm ở nữ giới. Tuy nhiên, không ít trường hợp lại cảm thấy bất an khi bị chậm kinh nhưng không có thai. Đây được coi là một trong những biểu hiện bất thường có liên quan đến rối loạn chu kỳ kinh ở nữ giới cần được kiểm tra, tìm ra nguyên nhân và can thiệp bằng các biện pháp khoa học.
Hơn nữa, các bác sĩ chuyên khoa cho biết, nữ giới bị chậm kinh nhưng không có thai được xác định do rất nhiều nguyên nhân:
- Hội chứng buồng trứng đa nang
Phụ nữ mắc phải hội chứng này do lượng hormone progesterone/androgen quá cao trong khi lượng hormone estrogen không đủ khiến cho chu kỳ rụng trứng bị rối loạn. Điều đó gây ra một loạt những bất thường về kinh nguyệt bao gồm: kinh nguyệt chậm, mất kinh, nhiều mụn trứng cá…
- Viêm buồng trứng
Viêm buồng trứng là tình trạng một hoặc ở cả hai bên buồng trứng bị tấn công bởi các vi sinh vật gây hại gây ra bệnh viêm buồng trứng cấp tính và viêm buồng trứng mạn tính.
Viêm buồng trứng cấp tính xảy ra ở giai đoạn đầu, khi bệnh mới khởi phát và thường có biểu hiện chậm kinh. Trong trường hợp không được can thiệp điều trị kịp thời sẽ chuyển sang viêm buồng trứng mạn tính làm tăng nguy cơ vô sinh nếu không được điều trị đúng cách.
- Rối loạn phóng noãn
Đây là tình trạng dễ gặp phải ở rất nhiều chị em, do những bất thường xảy ra ở buồng trứng, làm phá vỡ chu kỳ và cản trở quá trình phóng noãn.
Rối loạn phó noãn không có triệu chứng đặc hiệu và thường được phát hiện thông qua siêu âm noãn. Tuy nhiên, trường hợp rối loạn phóng noãn thường có một số biểu hiện rõ rệt như: rối loạn kinh nguyệt, không có kinh nguyệt trong một thời gian dài, độ nhầy tử cung có sự thay đổi bất thường, suy giảm ham muốn tình dục, béo phì, rậm lông…
- Viêm lộ tuyến tử cung
Lộ tuyến cổ tử cung là phần biểu mô tiết ra niêm dịch bên trong cổ tử cung bị lộn ra ngoài hoặc do sự phát triển lớp biểu mô mỏng chưa hoàn thiện và không bình thường ở cổ tử cung.
Do bị lộ ra ngoài niêm mạc nên các tuyến dễ bị viêm nhiễm bởi sự xâm nhập và tác động của vi trùng, nấm, ký sinh trùng hay các tạp trùng, khi đó được gọi là viêm lộ tuyến cổ tử cung.
Viêm lộ tuyến cổ tử cung có thể gây ra triệu chứng chậm kinh và thậm chí là hiếm muộn – vô sinh nếu không được can thiệp điều trị.
- Vấn đề về tuyến giáp
Tuyến giáp là bộ phận giúp kiểm soát nội tiết tố, điều chỉnh sự trao đổi chất và tương tác với nhiều hệ thống khác trong cơ thể để đảm bảo mọi thứ đều diễn ra một cách cân bằng và đúng theo nhịp.
Một vấn đề bất thường tại tuyến giáp như tuyến giáp hoạt động kém (suy giáp, nhược giáp) hoặc tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp) đều có khả năng gây ra những thay đổi trong kỳ kinh nguyệt.
- Rối loạn nội tiết trong cơ thể
Một số nguyên nhân gây rối loạn nội tiết tố trong cơ thể, từ đó ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của chị em phải kể đến như:
– Hiện tượng tặng hoặc giảm cân đột ngột, kèm theo stress căng thẳng kéo dài.
– Phụ nữ tiền mãn kinh sớm khiến nguồn cung cấp trứng đang giảm dần và kết quả là bị chậm kinh và cuối cùng là kết thúc kinh nguyệt.
– Tác dụng phụ của một số thuốc trong các nhóm thuốc sau đây nhiều khả năng sẽ gây chậm kinh: Thuốc chống trầm cảm, thuốc nội tiết tố, thuốc chống loạn thần, thuốc tránh thai, thuốc dùng trong hóa trị…
– Uống quá nhiều rượu, bia, hút thuốc… có thể ảnh hưởng đến nội tiết tố sinh sản, dẫn đến rối loạn kinh nguyệt.
Chậm kinh kéo dài ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ chị em?
Chu kỳ kinh nguyệt được coi là yếu tố cho biết sức khoẻ sinh sản của bạn có ổn định hay không? Do đó, khi chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn, điển hình là tình trạng chậm kinh kéo dài có thể gây ra rất nhiều hệ luỵ nếu không được chữa trị:
– Cảnh báo mắc các bệnh phụ khoa nguy hiểm
Nữ giới bị chậm kinh nhưng không có thai? Thực tế có thể đó là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa như: viêm tử cung, u xơ cổ tử cung, ung thư cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm buồng trứng, tắc nghẽn vòi trứng…
– Tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn
Khi bị chậm kinh đồng nghĩa với việc trứng của bạn không rụng đúng thời điểm và quá trình trứng gặp tinh trùng để thực hiện thụ thai là rất khó.
– Ảnh hưởng đến chất lượng tình dục
Chị em bị chậm kinh luôn kèm theo cảm giác lo âu, nên không thoải mái khi thực hiện các hoạt động tình dục. Thậm chí né tránh, không có ham muốn khi gần gũi bạn tình.
Chậm kinh cải thiện bằng phương pháp nào?
Việc điều trị chậm kinh bằng phương pháp nào sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ bệnh ở mỗi người.
* Đối với trường hợp mắc các bệnh lý phụ khoa: Cần phải căn cứ vào các nguyên nhân, thời gian trễ kinh, thể trạng ở mỗi người để sau khi thăm khám, bác sỹ sẽ chỉ định chị em sử dụng các loại thuốc Tây y chuyên khoa tốt nhất, có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, điều hòa nội tiết.
Đồng thời sử dụng kết hợp với thuốc Đông y có tác dụng bồi bổ khí huyết, giúp ổn định chức năng của buồng trứng, bảo vệ khả năng sinh sản của chị em.
* Đối với các trường hợp chậm kinh do tâm lý căng thẳng, áp lực trong cuộc sống có thể khắc phục bằng cách giảm bớt căng thẳng, xây dựng lối sống lạc quan, tích cực, vui vẻ.
Bị chậm kinh nhưng không có thai có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó bao gồm cả nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý. Tuy nhiên, để sớm biết được giải pháp điều trị phù hợp, chị em cần chủ động đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị.
Chị em tuyệt đối không nên chủ quan hoặc tự ý dùng thuốc điều hoà kinh nguyệt tại nhà. Việc chữa trị bệnh khi chưa rõ nguyên nhân có thể gây ra rất nhiều hệ luỵ cho sức khoẻ, chức năng sinh sản.
Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi được biết đến là cơ sở y tế chuyên khoa uy tín chuyên khám và chữa bệnh phụ khoa, điều trị vô sinh – hiếm muộn, bệnh xã hội an toàn và hiệu quả.
Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi cùng hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, tự hào là địa chỉ uy tín để chị em tin tưởng và lựa chọn thăm khám.
Vậy nên, với trường hợp của bạn Hương G ở trên, chúng tôi khuyên bạn nên chủ động đặt lịch thăm khám sớm, để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn, tìm ra nguyên nhân và hỗ trợ điều trị bằng các phương pháp khoa học.
Hy vọng với những thông tin được chia sẻ ở bài viết đã giúp chị em hiểu rõ bị chậm kinh nhưng không có thai nguy hiểm như thế nào? Phương pháp điều trị an toàn là gì? Nếu có bất cứ băn khoăn nào, bạn có thể đặt câu hỏi ngay “Tại đây” hoặc gọi đến Hotline: 033 555 1280 – 024.3573.8888 để được tư vấn nhanh nhất.