- TIN MỚI CẬP NHẬT: Hiện phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi đang có chương trình ưu đãi dành cho bệnh nhân có mã số đăng ký đặt hẹn khám trước:
- 100.000 đồng phí khám ban đầu và tư vấn sức khỏe với chuyên gia đầu ngành hơn 30 năm kinh nghiệm.
- phí thủ thuật
- phí điều trị
- Ưu đãi chỉ áp dụng cho bệnh nhân có mã số đặt hẹn khám qua website Tại đây hoặc hotline .
- ( Bệnh nhân không có mã số hẹn khám sẽ phải thanh toán mức chi phí gốc )
Nguyên nhân chậm kinh
- Căng thẳng: Căng thẳng kéo dài có thể làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, làm nó dài hơn hoặc ngắn hơn, hoặc thậm chí là gây mất kinh. Tránh các tình huống có thể gây căng thẳng, tập thể dục với cường độ vừa phải và ngủ đủ giấc có thể giúp loại bỏ căng thẳng và duy trì vòng kinh đều đặn.
- Tiền mãn kinh: Độ tuổi mãn kinh trung bình của chị em phụ nữ là 52 và được định nghĩa khi người phụ nữ không có kinh nguyệt trong ít nhất 12 tháng. Nhiều phụ nữ đã trải qua triệu chứng mãn kinh 10 đến 15 năm trước khi mãn kinh thực sự. Giai đoạn này được gọi là tiền mãn kinh và báo hiệu lượng estrogen bắt đầu có sự dao động. Giảm mức estrogen có thể làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, khiến chị em phụ nữ bị chậm kinh hoặc mất kinh.
- Trọng lượng giảm nhanh: Trọng lượng giảm có thể là nguyên nhân dẫn tới chậm kinh. Lý do bởi cân nặng giảm quá nhanh có thể làm thay đổi mức hormone estrogen, ảnh hưởng tới quá trình rụng trứng bình thường.
- Thừa cân/béo phì: Tương tự như giảm cân, thừa cân/béo phì cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, khiến kinh nguyệt đến chậm hơn do làm thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể.
- Sử dụng phương pháp tránh thai nội tiết tố: Sử dụng phương pháp tránh thai nội tiết tố, bao gồm thuốc uống, miếng dán, thuốc tiêm, que cấy và vòng tránh thai có thể khiến cho người phụ nữ bị chậm kinh. Trong các loại thuốc này thường chứa estrogen kết hợp với progesterone, ở một số trường hợp, chúng khiến cho lớp niêm mạc tử cung mỏng đến nỗi không đủ để gây ra kinh nguyệt.
- Mắc bệnh nội tiết: Việc mắc phải các bệnh nội tiết có thể là nguyên nhân dẫn tới chậm kinh vì nó làm thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể gây ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt.
- Hội chứng buồng trứng đa nang: Hội chứng buồng trứng đa nang là hiện tượng buồng trứng chứa nhiều các nang trứng nhỏ. Khi mắc phải, hàm lượng hormone sẽ tăng cao một cách bất thường, mụn trứng cá mọc dày, nhiều lông trên mặt và cơ thể, hói đầu kiểu nam và béo phì. Hội chứng buồng trứng đa nang cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới chậm kinh.
- Mang thai: Nếu chị em bị chậm kinh nhiều ngày mà trước đó có quan hệ tình dục không an toàn thì khả năng mang thai là rất lớn. Lưu ý, khả năng mang thai vẫn có thể xảy ra kể cả khi chị em áp dụng biện pháp tránh thai (tỷ lệ này thấp nhưng không phải không có). Để biết được có phải chậm kinh do mang thai hay không, chị em có thể sử dụng biện pháp thử thai tại nhà như dùng que thử thai. Chắc chắn nhất, chị em có thể đến cơ sở y tế để được hỗ trợ kiểm tra thai.
- Thử thai. Đây là thử nghiệm đầu tiên để loại trừ hoặc xác nhận khả năng mang thai.
- Kiểm tra chức năng tuyến giáp. Đo lượng hormone kích thích tuyến giáp (TSH) trong máu nhằm xác định xem tuyến giáp có đang làm việc đúng cách hay không.
- Kiểm tra chức năng buồng trứng. Đo lượng hormone kích thích nang trứng (FSH) trong máu nhằm xác định xem buồng trứng có đang làm việc đúng cách hay không.
- Xét nghiệm nồng độ prolactin. Nồng độ hormone prolactin thấp có thể là dấu hiệu cho biết có khối u tuyến yên.
- Xét nghiệm nội tiết tố nam. Nếu chị em có nhiều lông ở mặt và giọng nói trầm xuống, bác sỹ sẽ kiểm tra mức độ hormone nam trong máu của bạn để xác định chị em có bị hội chứng buồng trứng đa nang hay không.
- Siêu âm. Siêu âm là phương pháp sử dụng sóng âm thanh để tạo hình ảnh của các cơ quan bên trong cơ thể. Trong trường hợp này, các bác sỹ sẽ tiến hành siêu âm để kiểm tra cơ quan sinh sản nhằm phát hiện nguyên nhân dẫn tới hiện tượng chậm kinh.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT). Chụp cắt lớp vi tính là phương pháp chụp X-quang từ nhiều góc độ khác nhau để tạo điểm cắt ngang của các cấu trúc bên trong. Chụp cắt lớp vi tính có thể cho biết tử cung, buồng trứng và thận của chị em có bình thường hay không.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI). Chụp MRI sử dụng sóng vô tuyến điện với một từ trường mạnh để tạo ra hình ảnh đặc biệt chi tiết các mô mềm trong cơ thể. Bác sỹ có thể chỉ định MRI để kiểm tra xem có khối u tuyến yên hay không.
Điều trị chậm kinh như thế nào?
- Phương pháp nội khoa: Phương pháp nội khoa là phương pháp các bác sỹ sẽ tiền hành đặt thuốc cho người bệnh. Đây là phương pháp được áp dụng chủ yếu trong điều trị chậm kinh và căn nguyên gây chậm kinh. Thuốc được sử dụng có thể ở dưới dạng đường uống, bôi trực tiếp, nhét vào trong âm đạo.
- Phương pháp ngoại khoa: Phương pháp ngoại khoa là phương pháp các bác sỹ sẽ sử dụng các thiết bị, dụng cụ y tế chuyên dụng để phẫu thuật cho người bệnh. Phương pháp ngoại khoa được áp dụng cho một số nguyên nhân gây chậm kinh như sự xuất hiện của u ở cơ quan sinh sản.
Bác sĩ Lê Đắc Hải: Bác sĩ chuyên khoa I sản phụ khoa
Máy vật lý trị liệu tiền liệt tuyến bằng sóng ngắn: Tác dụng chống viêm, giảm sưng nề và máu tụ sau chấn thương, phẫu thuật, đặc biệt là giảm đau cục bộ.