Hỏi:
Thưa bác sĩ, vùng bụng dưới của tôi dạo này hay bị đau, lúc thì đau dữ dội, lúc thì nhâm nhẩm đau, âm đạo đau rát, ra dịch hôi, có màu vàng nhạt. Khoảng 2 ngày gây đây thì quan hệ thấy đau. Xin hỏi bác sĩ, bị đau bụng dưới là bị gì? Có cách nào điều trị không ạ?
(Lê Thị Ng – 29 tuổi – Bắc Ninh)
Trả lời:
Chào bạn Ng!
Cảm ơn bạn đã quan tâm và chia sẻ những vấn đề về sức khỏe đến phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi. Đối với thắc mắc bị đau bụng dưới là bị gì của bạn, chúng tôi xin được chia sẻ một số thông tin như sau:
Bị đau bụng dưới là như thế nào?
Vùng bụng dưới không chỉ liên quan đến cơ quan sinh sản mà còn là nơi có các cơ quan ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động sống của cơ thể như một phần ruột non, ruột già, đường tiết niệu…
Đau bụng dưới được hiểu là tình trạng xuất hiện cảm giác đau quặn từng cơn hoặc đau âm ỉ kéo dài tại vùng bụng dưới rốn. Nguyên nhân bị đau bụng dưới là bị gì sẽ quyết định đến biểu hiện và tính chất từng cơn đau.
Do đó, các chuyên gia y tế khuyến cáo, khi tình trạng đau bụng dưới kéo dài, ngày càng đau tăng, đồng thời kèm theo các triệu chứng khác, thì người bệnh nên tới cơ sở y tế để thăm khám, xác định nguyên nhân gây bệnh và được tư vấn hướng can thiệp kịp thời.
Bị đau bụng dưới là bị gì?
Bị đau bụng dưới là bị gì? Dưới đây là những nguyên nhân gây ra tình trạng này thường gặp trong thực tế:
– Hội chứng ruột kích thích (IBS) là tình trạng rối loạn tiêu hóa trong thời gian dài liên quan đến các yếu tố về chế độ ăn uống, hormone hoặc căng thẳng. Biểu hiện của hội chứng ruột kích thích bao gồm: đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy/ táo bón, có chất nhầy trong phân,…
– Táo bón:
Chế độ ăn thiếu chất xơ, ít rau củ và trái cây và uống ít nước có thể khiến bạn bị táo bón. Táo bón gây ra tình trạng đầy hơi, phân khô, cứng, đi đại tiện khó hoặc không đi đại tiện trong nhiều ngày. Ngoài ra, phân cứng và bị mắc kẹt ở đường ruột có thể làm tắc nghẽn và gây nên tình trạng đau bụng dưới.
– Viêm ruột thừa:
Bệnh thường được nhận biết qua tình trạng đau quanh rốn, sau đó đau âm ỉ đến vùng bụng dưới phía bên phải, kèm theo đó là một số triệu chứng khác như: sốt nhẹ, buồn nôn và nôn, tiêu chảy hoặc táo bón,…
– Nhiễm trùng đường tiết niệu:
Đường tiết niệu của bạn có thể bị nhiễm trùng do sự xâm nhập và tấn công của vi trùng dẫn đến xuất hiện các triệu chứng như: tiểu lắt nhắt, tiểu đau, tiểu buốt và đau bụng vùng dưới.
– Đau vùng chậu mãn tính:
Tình trạng đau ở vùng giữa hông và dưới rốn, kéo dài ít nhất 6 tháng được gọi là đau vùng chậu mãn tính.
Triệu chứng phổ biến của đau vùng chậu mãn tính là những cơn đau nhói ở bụng dưới đến đột ngột và bất chợt biến mất. Đau có thể xảy ra trong kỳ kinh nguyệt, khi đi tiểu, khi đứng lên ngồi xuống hoặc khi quan hệ tình dục.
– Lạc nội mạc tử cung:
Lạc nội mạc tử cung là khi các tế bào nội mạc tử cung bị lạc chỗ và phát triển ra bên ngoài buồng tử cung như: buồng trứng, dây chằng tử cung cùng, ống dẫn trứng, bàng quang, cổ tử cung, âm đạo,… Sự phát triển bất thường này có thể gây nên tình trạng đau bụng dưới.
– Viêm vùng chậu:
Viêm vùng chậu thường xuất hiện với những triệu chứng điển hình như đau bụng dưới, sốt, khí hư có mùi hôi, đau đớn khi quan hệ tình dục,…
– Khối u:
Các khối u như u nang buồng trứng và u xơ tử cung khi to dần lên sẽ gây đau vùng chậu, đau lưng, đau bụng vùng dưới rốn hoặc đau khi quan hệ tình dục.
– Viêm ruột kết:
Viêm ruột kết còn được gọi là viêm loét đại tràng với các biểu hiện lâm sàng như: Tiêu chảy thường xuyên, phân lẫn máu hoặc mủ, táo bón, sụt cân, cơ thể mệt mỏi, đau bụng dưới, đau như chuột rút ở vùng bụng dưới bên trái,…
– Bí tiểu cấp tính:
Bí tiểu cấp tính là tình trạng bí tiểu diễn ra đột ngột khiến cho người bệnh muốn tiểu nhưng lại không thể đi tiểu được. Nó sẽ khiến bàng quang bị đầy dẫn đến căng, tức, chướng bụng và đau bụng dưới.
– Viêm bàng quang:
Viêm bàng quang thường xảy ra phổ biến ở phụ nữ hơn so với nam giới và nguyên nhân thường là do vi khuẩn. Các triệu chứng viêm bàng quang bao gồm: Tiểu thường xuyên, nước tiểu đục và có mùi hôi, đau rát sau khi tiểu, sốt nhẹ, đau lưng,…
Bị đau bụng dưới được điều trị như thế nào?
Nguyên nhân bị đau bụng dưới là bị gì? Việc tìm hiểu rõ triệu chứng lâm sàng cũng như chẩn đoán chính xác nguyên nhân sẽ giúp việc chữa trị trở nên hiệu quả hơn. Thông thường, các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị đau bụng dưới qua nguyên nhân cụ thể.
– Nếu đau bụng dưới là do đến kỳ rụng trứng, đau bụng kinh hoặc trường hợp rối loạn tiêu hóa,… hay như những nguyên nhân sinh lý thông thường thì chị em có thể làm dịu cơn đau bằng các dược liệu tự nhiên như trà gừng, mật ong pha nước ấm. Ngoài ra, hãy nghỉ ngơi hợp lý, xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, hạn chế chất kích thích,… sẽ giúp bạn giảm thiểu những cơn đau vùng bụng dưới hiệu quả.
– Khi cơn đau kéo dài và âm ỉ không khỏi, bạn cũng có thể sử dụng thuốc giảm đau hay thuốc điều chỉnh nội tiết tố nhưng phải theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Hãy nhớ, không được thuốc một cách tùy tiện vì sẽ gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm.
– Nếu là viêm nhiễm phụ khoa hay u xơ thì chị em cần tới cơ sở y tế để được áp dụng phương pháp điều trị. Thông thường các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc chuyên khoa đặc hiệu có tác dụng giảm đau, loại bỏ mầm mống gây bệnh, tiêu sưng viêm để chị em có thể trở lại sinh hoạt bình thường. Nếu trường hợp nặng hay tái phát nhiều lần thì sẽ phải can thiệp ngoại khoa.
Như vậy, việc tìm hiểu về nguyên nhân bị đau bụng dưới là bị gì và cách điều trị như thế nào là rất cần thiết đối với nữ giới.
Với tình trạng của bạn, để biết chính xác nguyên nhân gây đau bụng dưới, bạn nên chủ động tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và can thiệp đúng cách, tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, ảnh hưởng đến khả năng làm mẹ.
Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi – Địa chỉ điều trị đau bụng dưới uy tín tại Hà Nội
Nếu bạn đọc đang lo lắng bị đau bụng dưới là bị gì? Và đang phân vân về một địa chỉ điều trị bệnh uy tín trên địa bàn TP. Hà Nội. Bạn có thể tham khảo ngay các dịch vụ y tế, phương pháp điều trị, đội ngũ bác sĩ chuyên khoa… tại phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi
* Đội ngũ bác sĩ:
Tại đây là nơi quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi, giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, đưa ra các chỉ định thăm khám, điều trị chính xác
* Cơ sở vật chất:
Phòng khám đầu tư cơ sở vật chất hiện đại, máy móc nhập khẩu từ các nước phát triển. Vận hành theo đúng quy định, đảm bảo mang lại kết quả thăm khám chuẩn xác nhất.
Môi trường thăm khám rộng rãi, phòng ban riêng biệt, vô khuẩn theo đúng tiêu chuẩn.
* Phương pháp điều trị khoa học:
Các bác sĩ luôn đưa ra phác đồ điều trị bệnh khoa học, đảm bảo đúng người, đúng bệnh. Hầu hết các cách chữa bệnh mới đều đã được nghiên cứu kỹ lưỡng và đưa vào áp dụng thành công đối với trường hợp bị bệnh lý gây ra tình trạng đau bụng dưới.
* Chi phí khám, chữa bệnh:
Chi phí khám và chữa bệnh hợp lý. Các hạng mục đều được niêm yết công khai. Hơn nữa, tại phòng khám còn đưa ra rất nhiều chính sách hỗ trợ giá, giúp người bệnh giảm bớt gánh nặng về chi phí.
* Thời gian thăm khám linh hoạt:
Thời gian khám linh hoạt từ 8h sáng cho đến 20h tối hàng ngày, bao gồm cả ngày nghỉ cuối tuần, ngày lễ… Giúp người khám chủ động thời gian và không ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống.
Với những chia sẻ vừa rồi mong rằng đã giúp bạn đọc có thêm nguồn thông tin tham khảo về tình trạng bị đau bụng dưới là bị gì? Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Hotline: 033 555 1280 – 024.3573.8888 hoặc chat Tại đây để được hỗ trợ nhanh chóng.