8 lần khám thai cực quan trọng, mẹ bầu nhất định phải nhớ
Tham vấn y khoa: BS Phạm Thị Minh Trang
Đánh giá:
Chia sẻ:
Khi mang bầu, bà mẹ nào cũng mong muốn thai kỳ diễn ra suôn sẻ, con chào đời an toàn, mạnh khỏe. Để theo dõi hành trình phát triển của bé qua từng tháng mang thai, mẹ nào cũng phải nhớ khám thai và siêu âm đầy đủ, đúng lịch theo chỉ định của bác sĩ.
Theo khuyến cáo của Bộ Y Tế, trong một thai kỳ, người mẹ phải được khám thai ít nhất 03 lần vào 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Tuy nhiên nếu khám đầy đủ thì phải là 08 lần đối với một thai kỳ bình thường. Số lần khám sẽ tăng lên với những thai nghén nguy cơ cao như mẹ bị huyết áp, tiểu đường, tim mạch…
Lần khám thai và siêu âm đầu tiên
Khi phát hiện mình đã trễ kinh 1 tuần và xuất hiện một số dấu hiệu như tức bụng âm ỉ, cơ thể mệt mỏi, ngực bị đau tức thì chị em cần gặp bác sĩ chuyên khoa để xác định mình có thai hay không, nếu có thì thai đã vào tử cung chưa hay vẫn còn ở bên ngoài, thai đã được bao nhiêu tuần tuổi và đã có tim thai chưa.
Ở lần khám đầu tiên, bác sĩ chủ yếu sẽ dựa vào phương pháp siêu âm để xác định tuổi thai và ngày dự sinh. Trong trường hợp thai vẫn chưa vào tử cung và chưa có tim thai thì bác sĩ sẽ hẹn bạn khoảng 1-2 tuần sau khám lại.
Lần khám thai và siêu âm thứ hai
Giai đoạn từ tuần thứ 6-8 của thai kỳ, mẹ bầu cần khám thai lần hai để được siêu âm xác định tim thai, kích thước của túi ối, chiều dài phôi thai để biết thai có phát triển tương xứng với tuổi hay không.
Các kỹ thuật khám lâm sàng gồm kiểm tra cân nặng, đo huyết áp để biết tình trạng nghén có ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn hay không. Từ đó bác sĩ sẽ tư vấn và điều chỉnh đơn thuốc phù hợp cho bạn.
Lần khám thai và siêu âm thứ ba
Lần khám thai thứ 3 ở tuần 12-13 của thai kỳ là một mốc “bắt buộc” mẹ bầu cần thực hiện. Thời điểm này, các kỹ thuật sàng lọc dị tật bẩm sinh qua việc đo độ mờ da gáy kết hợp làm xét nghiệm Double test sẽ giúp bác sĩ phát hiện chính xác hơn nguy cơ hội chứng Down của thai nhi.
Theo đó, mẹ bầu cần được khám và siêu âm 4 chiều để khảo sát ban đầu về hình thái các chi, cột sống, các tạng trong cơ thể của thai nhi. Đồng thời, bác sĩ sẽ đo khoảng sáng sau gáy (độ mờ da gáy) để dự đoán dị tật thai nhi do một số bất thường nhiễm sắc thể gây ra. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ được kiểm tra cân nặng, đo huyết áp, nếu cần thiết bác sĩ sẽ yêu cầu làm xét nghiệm về máu và nước tiểu.
Lần khám thai và siêu âm thứ tư
Ở giai đoạn thai từ 14-17 tuần là thời điểm thích hợp để bạn khám thai định kỳ lần thứ tư. Lúc này, bên cạnh việc siêu âm thai theo định kỳ, bạn sẽ trải qua các xét nghiệm sàng lọc Triple test để dự đoán nguy cơ hội chứng Down và dị dạng nhiễm sắc thể của thai nhi.
Xét nghiệm sàng lọc Triple test là bộ 3 xét nghiệm sử dụng máu của người mẹ để tìm ra các nguy cơ rối loạn bẩm sinh ở thai nhi gồm chất AFP (loại protein do thai sản xuất), HCG (loại nội tiết do nhau thai sản xuất) và Estriol (loại nội tiết estrogen được nhau thai và thai nhi sản xuất). Cần lưu ý, xét nghiệm này không thể chẩn đoán tình trạng thai mà chỉ cho biết thai nhi hiện tại có nguy cơ bị rối loạn di truyền nhiễm sắc thể và có cần phải làm thêm xét nghiệm khác nữa không. Xét nghiệm này cũng chỉ có giá trị khi được thực hiện vào tuần thai 14 – 17.
Lần khám thai và siêu âm thứ năm
Lần khám thai thứ năm vào thời điểm tuần 20-22 của thai kỳ. Đây cũng là cột mốc quan trọng để bác sĩ phát hiện những bất thường về hình thái của thai nhi như sứt môi, dị dạng ở các cơ quan, đặc biệt là bất thường về tim và hệ xương để từ đó có thể can thiệp kịp thời. Vì vậy, mẹ bầu nên siêu âm 3D hoặc 4D để theo dõi mức độ phát triển của thai nhi một cách rõ ràng hơn. Ngoài ra, bạn sẽ phải làm các xét nghiệm gồm xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra HIV, viêm gan B, nhóm máu, yếu tố Rh, lượng đạm trong nước tiểu…. để xác định nguy cơ dị tật của thai nhi.
Lần khám thai và siêu âm thứ sáu
Các mẹ bầu cần đi khám thai và siêu âm định kỳ lần sáu vào tuần thứ 26 – 28 của thai kỳ. Bên cạnh việc thăm khám như những lần trước thì đây là mốc quan trọng để bạn tiêm phòng uốn ván mũi đầu tiên hoặc là mũi nhắc lại nếu sinh lần hai.
Theo đó, nếu bạn chưa được tiêm phòng uốn ván thì phải tiêm 2 mũi. Mũi 1 cách mũi 2 ít nhất 1 tháng và mũi 2 phải được tiêm trước sinh ít nhất 15 ngày. Thời gian thích hợp để tiêm mũi đầu là vào tháng thứ 5 hoặc 6 và mũi thứ hai sau đó 1 tháng, như vậy sẽ có tác dụng tốt nhất. Nếu bạn đã tiêm phòng uốn ván đủ 2 mũi chưa đến 5 năm thì sẽ không cần phải tiêm nữa.
Lần khám thai và siêu âm thứ bảy
Ở tuần 31 đến 32, mẹ bầu sẽ khám, theo dõi và làm siêu âm thai lần thứ bảy. Tuần thai thứ 32, bạn cần được siêu âm 4D để xác định lần cuối về dị tật thai nhi, theo dõi doppler động mạch rốn, động mạch não, động mạch tử cung, kết hợp với khám tổng quát cho mẹ bầu, xem xét vị trí ngôi thai để đánh giá, tiên lượng độ phát triển của thai và xác định trường hợp sinh khó hay dễ. Đồng thời xét nghiệm các chỉ số cho mẹ để chuẩn bị lựa chọn nơi sinh. Đây cũng là thời điểm để bạn tiêm mũi uốn ván lần 2.
Lần khám thai và siêu âm thứ tám
Khi thai ở khoảng 35 – 36 tuần, mẹ bầu cần được siêu âm kiểm tra trọng lượng thai, nước ối, dây rốn… Bác sĩ cũng sẽ dự báo cân nặng của bé lúc sinh. Bạn cũng có thể sẽ được làm Non-stress test nhằm kiểm tra sức khỏe của thai nhi và tìm hiểu xem bé có nhận đủ oxy hay không bằng máy Mornitor sản khoa ghi nhận sự thay đổi của tim thai tương ứng với chuyển động thai.
Từ giai đoạn này, bạn sẽ phải kiểm tra thai kỳ mỗi tuần hoặc bất cứ khi nào cảm thấy đau bụng, ra máu để theo dõi tim thai, cử động thai nhi và xem tình trạng độ mở cổ tử cung. Thời gian sắp sinh, mẹ bầu cần giữ cho tinh thần thoải mái, vui vẻ và dành thời gian nghỉ ngơi thật tốt vì chẳng còn bao lâu nữa bạn sẽ đón con yêu chào đời…
Trên đây là lịch khám thai định kỳ 8 lần trong suốt quá trình mang thai theo khuyến cáo của Bộ Y Tế. Mẹ bầu cầu nắm rõ lịch theo từng lần cụ thể để sắp xếp thời gian tới phòng khám kiểm tra tình trạng sức khỏe của hai mẹ con nhé!
Với những ưu điểm trên, Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi tự hào là địa chỉ chăm sóc sức khỏe sinh sản uy tín trên địa bàn Hà Nội. Phòng khám mang lại những dịch vụ y tế đạt chuẩn quốc tế và làm hài lòng tất cả mọi người khi đến phòng khám.
Mọi thắc mắc, vui lòng liên hệ tới số điện thoại 0888.069.990 hoặc nhắn tin trực tiếp [Tại Đây]
Các tìm kiếm liên quan đến 8 lần khám thai cực quan trọng
các mốc khám thai và xét nghiệm quan trọng
các mốc khám thai quan trọng nhất
các mốc khám thai quan trọng từ dũ
các mốc khám thai 4d
3 mốc khám thai quan trọng nhất
lịch khám thai định kỳ chuẩn
lịch khám thai chuẩn nhất
các mốc khám thai định kỳ quan trọng
Lưu ý: "Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Việc tuân thủ tuyệt đối theo y lệnh của bác sĩ là điều rất cần thiết.
Giúp mang lại hiệu quả tối đa trong quá trình chữa trị""
Bạn có vấn đề chưa rõ cần bác sĩ giải đáp
>> Click [TƯ VẤN TRỰC TUYẾN] để bác sĩ tư vấn>> Hotline: 0888.069.990>> Hoặc để lại số điện thoại, bác sĩ tư vấn sẽ liên hệ với bạn ngay!