Viêm da cơ địa là bệnh lý da liễu phổ biến ở rất nhiều người và trong mọi độ tuổi. Bệnh lý này tác động rất lớn đến chất lượng cuộc sống, làm cản trở các hoạt động hàng ngày. Để giúp bạn hiểu rõ về mức độ nguy hiểm của bệnh viêm da ở người lớn và viêm da ở trẻ nhỏ? Hãy cùng tìm hiểu ngay thông tin ở bài viết hôm nay.
VIÊM DA CƠ ĐỊA LÀ GÌ?
Viêm da cơ địa hay còn gọi là bệnh chàm là một bệnh viêm da mãn tính có xu hướng tái phát thường xuyên. Bệnh xuất hiện từ các yếu tố có liên quan cơ địa như hệ miễn dịch, di truyền, loại da, tình trạng sức khỏe…
Viêm da cơ địa là bệnh lý có thể xuất hiện ở hầu hết mọi người, trong đó viêm da ở trẻ nhỏ dưới 6 tuổi chiếm đến 70%, trong khi viêm da ở người lớn chỉ có khoảng 3% người lớn bị viêm da cơ địa.
TÌM HIỂU VỀ BỆNH VIÊM DA Ở TRẺ NHỎ
– Viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ là bệnh mãn tính và có liên quan đến cơ địa dị ứng. Bình thường, làn da sẽ có một lớp màng bảo vệ để ngăn không có nước trong da bị bốc hơi kèm theo đó là bảo vệ làn da khỏi những tác nhân xấu từ bên ngoài.
Tuy nhiên với trẻ bị viêm da cơ địa, lớp màng bảo vệ này sẽ bị tổn thương khiến cho làn da của trẻ bị khô, mất nước và các vi khuẩn ở ngoài dễ dàng xâm nhập gây nên mụn đỏ, ngứa ngáy trên da bé.
– Nhận biết dấu hiệu viêm da ở trẻ nhỏ:
Viêm da ở trẻ nhỏ có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau tuỳ vào mức độ bệnh, nhưng điển hình hơn cả là các biểu hiện ở vùng đầu, mặt, cổ, khủy tay…
+ Giai đoạn cấp tính: Tổn thương thường thấy là mụn nước bị dập vỡ trên nền da dát đỏ, có rỉ dịch và đóng thành vảy tiết. Trong trường hợp nặng hơn có thể nổi trên thân mình và các chi.
+ Giai đoạn bán cấp: Các triệu chứng sẽ nhẹ hơn, các dát sần tập trung trên nền da đỏ thành từng mảng hoặc nằm rải rác, rỉ và ứ dịch nhiều, có phù nề kèm theo ngứa.
+ Giai đoạn mãn tính: Lúc này da trẻ thường dày và khô, các vết nứt ở da gây đau, những nếp gấp lớn như lòng bàn tay, bàn chân, cổ tay, cổ chân… tăng hoặc giảm sắc tố sau viêm.
Ngoài các triệu chứng điển hình trên, thì tình trạng viêm da ở trẻ nhỏ thường kèm theo biểu hiện hen suyễn và dị ứng, bệnh vảy cá… kèm theo đó là cảm giác ngứa dữ dội khiến cho trẻ khó chịu và thường xuyên cào gãi hoặc chà xát, quấy khóc, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng cao.
– Nguyên nhân gây viêm da ở trẻ nhỏ:
Theo đánh giá của chuyên gia thì nguyên nhân sinh bệnh viêm da ở trẻ khá phức tạp trong đó có yếu tố do gen và rối loạn miễn dịch được coi là nguyên nhân điển hình.
+ Sự thay đổi về gen có thể làm thay đổi các chức năng của hàng rào bảo vệ da, tạo điều kiện thuật lợi cho các tác nhân xấu gây bệnh ở môi trường như dị nguyên, vi khuẩn… có thể dễ dàng xâm nhập và gây bệnh ở trẻ.
+ Sự rối loạn miễn dịch thông thường là phản ứng bất thường qua trung gian IgE (type I) và phản ứng bất thường qua trung gian tế bào (type IV).
Ngoài ra, môi trường cũng là một yếu tố làm khởi phát bệnh cũng như làm bệnh có những triệu chứng tăng nặng như: sự thay đổi thời tiết đột ngột, không khí hanh khô, tiếp xúc với các dị nguyên như: phấn hoa, bụi nhà, lông của động vật hay dị ứng từ thức… Các dị nguyên do dị ứng tiếp xúc và các bệnh lý kèm theo.
– Mức độ nguy hiểm của bệnh viêm da ở trẻ:
- Trẻ thường xuyên quấy khóc, mất ngủ, thiếu ngủ.
- Phần viêm da có thể bị bội nhiễm với các vi khuẩn, virus, nấm…
- Ảnh hưởng đến thẩm mỹ, một số trẻ lớn tuổi hơn đã biết nhận thức và luôn sống trong cảm giác tủi thân, xấu hổ…
- Bệnh dễ tái đi tái lại nhiều lần, có thể để lại sẹo và tổn thương da.
- Viêm da cơ địa có thể phát triển thành bệnh hen suyễn và sốt cỏ khô (một dạng viêm mũi dị ứng gây ra các triệu chứng giống với cảm lạnh như chảy nước mũi, sung huyết, hắt hơi và áp lực xoang) vào năm 13 tuổi.
– Cách điều trị viêm da ở trẻ nhỏ:
Theo các Bác sĩ, sử dụng thuốc để điều trị cho trẻ bị viêm da là biện pháp tối ưu nhất. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào nguyên nhân, triệu chứng và độ tuổi của mỗi bé để bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
+ Thuốc điều trị có thể dùng theo 2 giai đoạn:
- Điều trị tấn công: Bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định một số loại thuốc chuyên khoa đặc hiệu nhằm giảm ngứa, chống viêm và mau lành các tổn thương ngoài da.
Có thể sử dụng corticosteroid tại chỗ cho một số trường hợp, tuy nhiên bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn những loại corticosteroid có hoạt tính phù hợp với lượng thuốc vừa đủ để sử dụng ngắn hạn, giảm liều một cách từ từ, tránh tái phát.
- Điều trị duy trì: Phương pháp này chỉ áp dụng với những trường hợp bệnh nhi mắc bệnh nặng, tái phát thường xuyên. Dưỡng da và sử dụng chất dưỡng ẩm là điều trị căn bản trong các giai đoạn của viêm da cơ địa.
Để chăm sóc trẻ bị viêm da cơ địa, hạn chế những biến chứng và đẩy lùi những triệu chứng khó chịu của bệnh bố mẹ nên:
- Tắm cho trẻ hàng ngày và thời gian tắm không quá 5 phút.
- Bố mẹ nên sử dụng các loại sữa tắm lành tính, tốt nhất là các loại sữa tắm điều trị viêm da cơ địa.
- Bôi chất làm mềm và dưỡng ẩm da mỗi ngày cho trẻ kể cả khi không có tổn thương da.
- Sau tắm vài phút nên bố mẹ nên dùng khăn thấm nhẹ và bôi kem dưỡng cho trẻ kết hợp bôi thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Giáo dục hành vi cho trẻ, hướng dẫn trẻ không gãi, không chà, cho bé đeo găng tay, tất chân khi ngủ để tránh việc tay chân bé gãi làm tổn thương thêm da.
- Cắt móng tay thường xuyên để giảm giảm trùng khi không may trẻ làm trầy xước da.
- Phụ huynh cần chủ động tìm thêm thông tin về bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em để phòng ngừa tái phát đợt cấp cũng như chăm sóc bé yêu được tốt nhất.
- Đảm bảo cho trẻ một không gian sống sạch sẽ, thông thoáng.
TÌM HIỂU VỀ VIÊM DA Ở NGƯỜI LỚN
Viêm da cơ địa ở người lớn có thể gây tổn thương da, đi kèm với hen suyễn, sốt cỏ khô (còn gọi là viêm mũi dị ứng, dị ứng phấn hoa),… Do căn nguyên gây bệnh, tính chất bệnh cùng sự tiến triển phức tạp, hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm cho các trường hợp mắc viêm da cơ địa.
– Triệu chứng viêm da ở người lớn:
Viêm da cơ địa thường gây tổn thương ở khuỷu tay, mu bàn tay, lòng bàn tay, ngực, lòng bàn chân, mặt sau đầu gối, lưng hoặc đầu, thường có tính chất đối xứng.
Triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa ở người lớn có sự khác biệt giữa giai đoạn cấp tính và giai đoạn mãn tính của bệnh.
+ Triệu chứng trong giai đoạn cấp tính
- Phát ban màu hồng hoặc đỏ trên da, có kích thước và hình thái đa dạng, thường bằng phẳng, không rõ ranh giới;
- Da phù nề, có dịch tiết, đóng mài;
- Nổi mụn nước hoặc đám sẩn trên ban da. Sau đó, mụn nước vỡ gây chảy dịch tiết;
- Vùng da bị viêm có thể bị nóng rát, sưng đau, ngứa.
+ Triệu chứng trong giai đoạn mãn tính
- Vùng da bị viêm có biểu hiện thâm sạm và dày sừng;
- Da có thể xuất hiện nếp nhăn hoặc các vết nứt nẻ;
- Thường bị ngứa ngát, ít đau và nóng rát.
– Nguyên nhân gây viêm da ở người lớn:
Đến nay, khoa học vẫn chưa xác định nguyên nhân chính xác gây bệnh viêm da cơ địa ở người lớn. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu cho thấy người bị viêm da cơ địa thường có nồng độ IgE trong huyết thanh cao hơn bình thường.
Những người có tiền sử mắc bệnh chàm, hen suyễn… có nhiều nguy cơ mắc bệnh hơn những người bình thường. Ngoài ra, một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh phải kể đến như:
- Suy giảm miễn dịch: Ở người có sức khỏe yếu, viêm da cơ địa có thể gây tổn thương trên da, dễ kích thích sự xuất hiện của bệnh viêm mũi dị ứng, sốt cỏ khô, hen suyễn;
- Yếu tố cơ học: Viêm da cơ địa khởi phát ở người lớn có thể do da cọ xát nhiều vào quần áo có chất liệu dày, chật…
- Kích ứng: Kích ứng trên da sau khi tiếp xúc với nhựa độc của một số loại cây hoặc bị côn trùng cắn…
- Dị ứng: Phản ứng dị ứng do thay đổi thời tiết, sử dụng hóa mỹ phẩm, thuốc, thức ăn hoặc tiếp xúc với nấm mốc;
- Yếu tố tâm lý: Căng thẳng tâm lý kéo dài, làm việc quá sức,…
Viêm da ở người lớn có nguy hiểm không?
Viêm da ở người lớn có nguy cơ tái phát rất cao, nếu không được điều trị và chăm sóc đặc biệt, người bệnh có nguy cơ đối mặt với một số biến chứng:
- Khả năng mắc bệnh hen suyễn, sốt cỏ khô… cao hơn rất nhiều so với người bình thường.
- Dễ bị bội nhiễm do tụ cầu vàng và một số loại vi khuẩn khác gây ra tổn thương da, ngứa ngáy, đau rát và sưng nóng;
- Viêm da cơ địa dễ để lại thâm sẹo, ngứa ngáy và tái phát nhiều lần tại các vị trí như tay, chân, đầu, mặt, cổ,… gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ.
- Viêm da làm ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ, giảm hiệu suất lao động, học tập,…
– Phương pháp điều trị viêm da cơ địa ở người lớn?
Bệnh viêm da cơ địa được chẩn đoán chủ yếu thông tiền sử bệnh lý và hình thái tổn thương (do không có xét nghiệm đặc hiệu). Sau khi đã loại trừ các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh: thời tiết, thức ăn, hóa chất hoặc thuốc gây dị ứng… Bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp sau:
+ Thuốc điều trị tại chỗ (dùng bôi ngoài):
- Thuốc tím, dung dịch do bác sĩ chỉ định: Có tác dụng sát trùng và khử khuẩn nhẹ, được sử dụng khi triệu chứng mới bùng phát;
- Nitrat bạc/hồ nước: Tác dụng làm khô dịch tiết, thúc đẩy các tổn thương da nhanh chóng đóng mài.
- Thuốc mỡ: Thuốc có tác dụng làm giảm triệu chứng sưng viêm, dị ứng,… nhanh chóng và thường được chỉ định sử dụng trong thời gian ngắn;
- Thuốc chứa hoạt chất khác nhằm tác dụng bạt sừng, giảm dày sừng da.
- Kem dưỡng ẩm: Sử dụng khi vùng da bị tổn thương đã lành hẳn, giúp làm dịu da, bảo vệ da và ngăn ngừa tình trạng nứt nẻ.
+ Thuốc điều trị toàn thân (đường uống)
- Thuốc kháng histamin H1: Có tác dụng chống dị ứng và giảm ngứa.
- Thuốc đường uống: Nhằm giúp chống viêm và giảm dị ứng. Thuốc chỉ được sử dụng với liều lượng thấp trong khoảng 3 ngày;
- Thuốc kháng sinh, chống nấm: Thường chỉ định bệnh nhân sử dụng thuốc chống nấm và kháng sinh toàn thân trong 7 – 10 ngày;
- Thuốc chống viêm: Cải thiện triệu chứng cho các trường hợp bị tổn thương da gây sốt nhẹ, đau và viêm
- Viên uống bổ sung: Viên uống bổ sung vitamin nhóm B và C được sử dụng cho các trường hợp bị viêm da cơ địa mãn tính tái phát nhiều lần do nguyên nhân thiếu hụt vi chất dinh dưỡng và suy giảm miễn dịch.
Bên cạnh đó, để hỗ trợ cho quá trình điều trị và giảm thiểu nguy cơ tái phát, người bệnh cần lưu ý:
- Loại bỏ các yếu tố gây khởi phát viêm da: Mỹ phẩm, thức ăn, tâm lý,…
- Tập thể dục 20 – 30 phút/ngày để cải thiện hệ thống miễn dịch
- Dành thêm thời gian nghỉ ngơi, xây dựng chế độ ăn uống điều độ
- Giữ tâm trạng thoải mái và giảm khối lượng công việc
- Uống 2 – 2,5 lít nước/ngày để cung cấp độ ẩm cho da, thúc đẩy hoạt động đào thải độc tố ở gan, thận,…
- Dưỡng ẩm 2 lần/ngày, kết hợp sử dụng thêm kem chống nắng và các biện pháp bảo vệ da khi đi dưới ánh nắng mặt trời.
- Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, thông thoáng,…
VIÊM DA CƠ ĐỊA KHÁM Ở ĐÂU AN TOÀN?
Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi là một trong những cơ sở y tế được đầu tư hệ thống máy móc hiện đại cùng đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm… đảm bảo mang đến cho khách hàng dịch vụ y tế chất lượng.
– Các y, bác sĩ tại Phòng khám đều là những chuyên gia có trình độ cao, tay nghề giỏi, được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ tại các trường y danh tiếng ở trong và ngoài nước.
– Phòng khám được đầu tư với quy mô lớn và hệ thống cơ sở vật chất khang trang, tiện nghi. Hệ thống phòng thủ thuật, phòng siêu âm, phòng xét nghiệm, phòng hội chẩn, phòng lưu bệnh nhân… luôn được vô trùng theo tiêu chuẩn quốc tế, đem đến cảm giác an tâm, thoải mái cho người bệnh.
– Phương pháp điều trị bệnh luôn có sự cập nhật và đổi mới, đảm bảo đạt hiệu quả tốt nhất. Bên cạnh việc điều trị bằng công nghệ cao, nội khoa, ngoại khoa, các bác sỹ còn điều trị kết hợp với thuốc Đông y tự nhiên, lành tính, thúc đẩy hiệu quả từ bên trong.
– Chi phí khám chữa bệnh luôn được công khai, niêm yết rõ ràng với mức thu theo đúng quy định, đảm bảo thông báo trước mọi khoản chi phí, giúp người bệnh chủ động hơn về tài chính.
Hàng tháng, Ban lãnh đạo phòng khám phối hợp cùng đội ngũ bác sỹ, xây dựng nhiều chương trình khám chữa bệnh khoa học với nhiều ưu đãi, hỗ trợ giá giúp người dân giảm bớt gánh nặng về tài chính.
Để được tư vấn cụ thể hơn các vấn đề về da liễu, bệnh nam – phụ khoa… Bạn có thể đặt câu hỏi “Tại đây” hoặc gọi đến Hotline: 0888.069.990 để được tư vấn sớm nhất.